Các Loại Vốn Thành Lập Công Ty Quan Trọng Cần Nắm Rõ

Kế Toán Đại Tín Bình Dương

- 8h AM - 5h PM

- Thứ 2 đến thứ 7

 

Hotline hỗ trợ
02747300301 - 0908545578

Các Loại Vốn Thành Lập Công Ty Quan Trọng Cần Nắm Rõ

Ngày đăng: 30/10/2022

    Bạn đang thắc mắc không biết cần bao nhiêu vốn để đủ thành lập công ty? Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích về các loại vốn thành lập công ty được Kế Toán Đại Tín chia sẻ dưới đây.

    Ngày nay, để kinh doanh hoặc thành lập một công ty, yếu tố đầu tiên cần phải có là vốn. Tuy nhiên, không ít bạn băn khoăn không biết cần bao nhiêu vốn để thành lập doanh nghiệp? Có các loại vốn thành công công ty cơ bản nào? 

    Trong bài viết này, Kế Toán Đại Tín sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề vốn thành lập công ty. Nếu bạn đang quan tâm và thắc mắc thì tham khảo ngay nhé.

    Cần bao nhiêu vốn để thành lập doanh nghiệp

    Can bao nhieu von de thanh lap doanh nghiep

    Trên thực tế, pháp luật không quy định cụ thể cần bao nhiêu vốn để thành lập công ty. Số vốn sẽ phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, ngành nghề đăng ký kinh doanh, khả năng tài chính và mục tiêu của công ty.

    Bởi lẽ đó, để xác định được mức vốn khi thành lập, bạn không thể không nắm các loại vốn thành lập công ty cơ bản như vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn ký quỹ, vốn góp nước ngoài. Phần tiếp theo dưới đây sẽ giúp bạn trả lời chi tiết hơn.

    Các loại vốn thành lập công ty

    Cac loai von thanh lap cong ty

    Như đã kể trên, hiện nay có 4 loại vốn cơ bản khi thành lập doanh nghiệp bạn cần biết. Cụ thể hơn:

    Vốn điều lệ

    Trong số các loại vốn thành lập công ty bản bản, vốn điều lệ là số vốn mà các doanh nghiệp phải có khi làm thủ tục thành lập doanh nghiệp. Vốn điều lệ thường được góp bởi các thành viên, cổ đông hoặc được cam kết góp vốn trong một thời hạn nhất định và được ghi rõ vào trong điều lệ công ty.

    Tất cả các loại hình công ty, doanh nghiệp khi thành lập bắt buộc phải có vốn điều lệ. Tuy nhiên, không có quy định về giới hạn vốn điều lệ trừ các trường hợp quy định vốn pháp định, vốn ký quỹ ảnh hưởng đến vốn điều lệ.

    Bởi lẽ đó, tùy vào tiềm lực, năng lực của cá nhân, tôt chức để đăng ký vốn điều lệ phù hợp nhất.

    Vốn pháp định

    Vốn pháp định là số vốn bắt buộc các công ty, doanh nghiệp phải có khi đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực, ngành nghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh sẽ có quy định cụ thể.

    Vốn ký quỹ

    Vốn ký quỹ là một trong những khoản vốn không thể thiếu khi thành lập doanh nghiệp. Đây là một khoản tiền ký quỹ thực tế (có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn) tại một ngân hàng bất kỳ, nhằm mục đích đảm bảo tính trạng hoạt động của công ty hay nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp.

    Tương tự với vốn pháp định, tùy theo ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện việc ký quỹ theo quy định.

    Vốn góp nước ngoài

    Vốn góp nước ngoài hay vốn đầu tư nước ngoài là loại vốn do nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư vào các tổ chức kinh tế tại Việt Nam. Người đầu tư nước ngoài có thể là cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc tổ chức thành lập, hoạt động theo pháp luật nước ngoài và đầu tư vào các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam.

    Trên thực tế, tùy vào từng lĩnh vực như du lịch lữ hành, bất động sản, giáo dục... sẽ có quy định riêng về vốn đầu tư nước ngoài.

    Một số lưu ý cần nắm về vốn thành lập doanh nghiệp

    Mot so luu y can nam ve von thanh lap doanh nghiep

    Bên cạnh hiểu rõ các loại vốn thành lập doanh nghiệp, bạn cũng cần "nằm lòng" thêm một số lưu ý dưới đây để đảm bảo hoạt động kinh doanh được thông suốt và đem lại lợi ích lớn nhất. Cụ thể:

    + Mức vốn doanh nghiệp đăng ký sẽ căn cứ để đóng thuế môn bài cho doanh nghiệp, nên cần xem xét cẩn thận quy mô hoạt động, khả năng góp vốn thực tế và các vấn đề ảnh hưởng đến thuế;

    + Vốn điều lệ quá thấp, trách nhiệm của người góp vốn giảm, từ đó khó tạo niềm tin cho đối tác;

    + Vốn điều lệ quá cao, trách nhiệm của người góp vốn cao, chịu rủi ro cao nhưng tạo sự tin tưởng đối với khách hàng, đối tác;

    + Theo quy định, doanh nghiệp phải góp đúng và đủ vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nhưng các cơ quan chức năng không kiểm tra việc góp vốn có thực hiện hay không. Nên có một vài doanh nghiệp vẫn kê khai và thực hiện góp vốn bằng tiền mặt trong 90 ngày.

    + Đối với tất cả loại hình doanh nghiệp, dựa vào quy mô phát triển hoặc hoạt động kinh doanh để xem xét nên huy động vốn hay không.

    => XEM NGAY: Nên Thành Lập Công Ty Hay Hộ Kinh Doanh? [Giải Đáp Nhanh]

    Trên đây là một số thông tin về các loại vốn thành lập công ty cơ bản mà bạn cần biết nếu đang có dự định kinh doanh hoặc mở công ty. Nếu còn thắc mắc hoặc muốn nhận được tư vấn chi tiết từ chuyên viên đầu ngành, vui lòng liên hệ ngay với Kế Toán Đại Tín qua hotline: 0908 545 578.

    Zalo
    Hotline