Hội Đồng Quản Trị Là Gì? Quyền Và Nghĩa Vụ Kèm Nhiệm Kỳ
Có phải bạn đang thắc mắc Hội đồng quản trị là gì, đâu là quyền và nghĩa vụ cũng như nghĩa vụ, số lượng thành viên của HĐQT không? Nếu có thì đây đích thị là bài viết dành riêng cho bạn, hãy cùng Kế Toán Đại Tín Bình Dương tìm hiểu chi tiết ngay tại đây nhé!
Hội đồng quản trị chính là ban quản lý của doanh nghiệp, nhân danh công ty để thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến các quyết định liên quan đến công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Bạn đã hiểu rõ Hội đồng quản trị là gì chưa? Nếu chưa hãy cùng Kế Toán Đại Tín Bình Dương tìm hiểu chi tiết khái niệm, quyền và nghĩa vụ của hội đồng quản trị ngay tại bài viết sau đây nhé!
Hội đồng quản trị là gì
Hội đồng quản lý chính là cơ quan đại diện điều hành mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp nhưng không thuộc thẩm quyền của Đại hồi đồng cổ đông. Chỉ có các công ty thuộc hình thức cổ phần mới có quyền và nghĩa vụ. Người nắm quyền lực nhất là đại hội cổ đông. Theo Luật doanh nghiệp 2020, thành viên Hội đồng quản trị cần đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật doanh nghiệp 2020, đảm bảo có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp.
- Có trình độ chuyên môn cao trong quá trình kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.
- Đối với công ty con mà nhà nước giữ trên 50% thì vốn điều lệ của thành viên không phải thành viên trong gia đình và có thẩm quyền bổ nhịp.
- Theo khoản 1 Điều 137 Luật doanh nghiệp 2020, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thì ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập.
- Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty và đã từng làm thành viên HĐQT ít nhất 5 năm liền.
Quyền và nghĩa vụ của hội đồng quản trị
Theo Điều 153 Luật doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã quy định về quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị như sau:
- HĐQT quyết định chiến lược, lên kế hoạch phát triển trung hạn và kinh doanh hằng năm của công ty;
Ra kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được chào bán; - Quyết định bán cổ phần, trái phiếu và quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
- Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2020;
- Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật;
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
- Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 138, khoản 1 và khoản 3 Điều 167 của Luật Doanh nghiệp 2020:
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị:
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định.
- Quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó.
- Cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác.
- Quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;
- Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
- Quyết định cơ cấu tổ chức như:
Quy chế quản lý nội bộ của công ty - Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
- Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết;
- Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
- Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
- Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể công ty; yêu cầu phá sản công ty;
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Nhiệm kỳ và số lượng thành viên
Theo điều 2 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về số lượng và nhiệm kỳ của hội đồng quản trị như sau:
- Hội đồng quản trị có từ 3 đến 11 thành viên theo điều lệ công ty quy định.
- Nhiệm kỳ của thành viên độc lập không được quá 5 năm và được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
- Thành viên mới của hội đồng quản trị được bầu lại thay thế cho thành viên bị bãi nhiệm với thời hạn còn lại của HĐQT.
- Thành viên hội động quản trị có thể không thuộc thành viên cổ đông của doanh nghiệp.
ĐỪNG BỎ LỠ:
- Tài Khoản Công Ty Là Gì? Lý Do Nên Mở Tài Khoản Công Ty?
- Điều Kiện Thành Lập Công Ty Cổ Phần Đầy Đủ Nhất
- Các Loại Cổ Phần Trong Công Ty Cổ Phần Từ A Đến Z
Vậy là Kế Toán Đại Tín Bình Dương đã giải đáp tất tần tật thông tin liên quan đến Hội đồng quản trị là gì trong bài viết phía trên hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về quyền hạn, nghĩa vụ của HĐQT từ đó có sự sắp xếp trong công ty phù hợp hơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hay cần hỗ trợ tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan hãy liên hệ ngay cho Kế Toán Đại Tín Bình Dương qua hotline 0908545578 để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.