Hợp Tác Xã Là Gì? Mô Hình Quản Lý Hợp Tác Xã

Kế Toán Đại Tín Bình Dương

- 8h AM - 5h PM

- Thứ 2 đến thứ 7

 

Hotline hỗ trợ
02747300301 - 0908545578

Hợp Tác Xã Là Gì? Mô Hình Quản Lý Hợp Tác Xã

Ngày đăng: 30/12/2022

    Có phải bạn đang tìm hiểu Hợp tác xã là gì? Mô hình quản lý hợp tác xã hợp những thành phần gì không? Nếu có thì đây đích thị là bài viết dành cho bạn, mọi thông tin chi tiết sẽ được Kế Toán Đại Tín Bình Dương giải đáp ngay sau đây.

    hop tac xa la gi

    Hợp tác xã là một loại hình tổ chức kinh tế nhưng không hoạt động với vai trò phát triển kinh tế do cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân lập nên có nhu cầu lợi ích chung. Vậy bạn đã hiểu rõ Hợp tác xã là gì chưa? Mô hình tổ chức quản lý hợp tác xã như thế nào? Hãy cùng Kế Toán Đại Tín Bình Dương tìm hiểu chi tiết những thông tin liên quan ngay tại bài viết sau đây.

    Hợp tác xã là gì

    Theo khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012,”Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

    Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý Liên hiệp hợp tác xã”.

    Theo khoản 1 Điều 4 Luật Hợp tác xã 2012, nhu cầu của hợp tác xã là sử dụng sản phẩm, dịch vụ giống nhau phát sinh thường xuyên, ổn định từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống của thành viên. Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì nhu cầu chung của thành viên là nhu cầu việc làm của thành viên trong hợp tác xã do hợp tác xã tạo ra.

    Theo khoản 1 Điều 13 Luật Hợp tác xã 2012 quy định các cá nhân, tổ chức, pháp nhân về điều kiện trở thành thành viên, hợp tác xã thành viên cụ thể như sau:

    • Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
    • Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;
    • Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;
    • Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hợp tác xã 2012 điều lệ hợp tác xã;
    • Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.

    Mô hình quản lý hợp tác xã

    mo hinh hop tac xa

    Theo Điều 29 Luật Hợp tác xã 2012, cơ cấu tổ chức hợp tác xã gồm đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên cụ thể là: 

    Đại hội thành viên hợp tác xã

    Theo Điều 30, Luật hợp tác xã 2012, “Đại hội thành viên có quyền quyết định cao nhất của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Đại hội thành viên gồm đại hội thành viên thường niên và đại hội thành viên bất thường. Đại hội thành viên được tổ chức dưới hình thức đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu (sau đây gọi chung là đại hội thành viên). Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có 100 thành viên, hợp tác xã thành viên trở lên có thể tổ chức đại hội đại biểu thành viên.”

    Đại hội thành viên thường niên sẽ phải được tiến hành trong vòng 3 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Và đối với đại hội thành viên bất thường sẽ do hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập theo quy định.

    Quyền hạn và nhiệm vụ của đại hội thành viên hợp tác xã được quy định tại Điều 32 Luật Hợp tác xã 2012 Điều lệ của Hợp tác xã.

    Hội đồng quản trị hợp tác xã

    Hội đồng quản trị hợp tác xã là cơ quan quản lý hợp tác xã do hội nghị thành lập hoặc đại hội thành viên bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo hình thức bỏ phiếu kín. Hội đồng quản trị bao gồm chủ tịch và thành viên, số lượng thành viên hội đồng quản trị do điều lệ quy định nhưng tối thiểu là 03 người và tối đa là 15 người.

    • Nhiệm kỳ: Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị hợp tác xã do điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định nhưng tối thiểu là 02 năm, tối đa là 05 năm.
    • Kỳ họp: Hội đồng quản trị hợp tác xã họp định kỳ theo quy định của điều lệ nhưng ít nhất 03 tháng một lần do chủ tịch hội đồng quản trị hoặc thành viên hội đồng quản trị được chủ tịch hội đồng quản trị ủy quyền triệu tập.
    • Hội đồng quản trị họp bất thường khi có yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số thành viên hội đồng quản trị hoặc chủ tịch hội đồng quản trị, trưởng ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, giám đốc (tổng giám đốc) hợp tác xã.

    Quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị được quy định tại Điều 36 Luật Hợp tác xã 2012 Điều lệ của Hợp tác xã:

    • Quyết định tổ chức các bộ phận giúp việc, đơn vị trực thuộc.
    • Tổ chức thực hiện nghị quyết của đại hội thành viên và đánh giá kết quả hoạt động.
    • Chuẩn bị và trình đại hội thành viên sửa đổi, bổ sung điều lệ, báo cáo kết quả hoạt động, phương án sản xuất, kinh doanh và phương án phân phối thu nhập.
    • Trình đại hội thành viên xem xét, thông qua báo cáo tài chính; việc quản lý, sử dụng các quỹ.
    • Trình đại hội thành viên phương án về mức thù lao, tiền thưởng của thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; mức tiền công, tiền lương và tiền thưởng của giám đốc (tổng giám đốc), phó giám đốc (phó tổng giám đốc).
    • Chuyển nhượng, thanh lý, xử lý tài sản lưu động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo thẩm quyền do đại hội thành viên giao.
    • Kết nạp thành viên mới, giải quyết việc chấm dứt tư cách thành viên được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Luật Hợp tác xã 2012 và báo cáo đại hội thành viên.
    • Đánh giá hiệu quả hoạt động của giám đốc (tổng giám đốc), phó giám đốc (phó tổng giám đốc).
    • Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, thuê hoặc chấm dứt hợp đồng thuê giám đốc (tổng giám đốc) theo nghị quyết của đại hội thành viên.
    • Khen thưởng, kỷ luật thành viên, hợp tác xã thành viên; khen thưởng các cá nhân, tổ chức không phải là thành viên, hợp tác xã thành viên nhưng có công xây dựng, phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
    • Ban hành quy chế hoạt động của hội đồng quản trị.
    • Thực hiện quyền, nhiệm vụ khác theo quy định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước đại hội thành viên và trước pháp luật.

    Chủ tịch hội đồng quản trị

    Chủ tịch hội đồng quản trị của hợp tác xã là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và có quyền hạn, nghĩa vụ lập chương trình, kế hoạch hoạt động của hội đồng quản trị và phân công nhiệm vụ cho các thành viên hội đồng quản trị.

    Chuẩn bị nội dung, lập chương trình, triệu tập và chủ trì cuộc họp của hội đồng quản trị, đại hội thành viên trừ trường hợp Luật Hợp tác xã 2012 hoặc điều lệ có quy định khác. 

    Chịu trách nhiệm trước đại hội thành viên và hội đồng quản trị về nhiệm vụ được giao. Ký văn bản của hội đồng quản trị theo quy định của pháp luật và điều lệ.

    Quyền hạn và nhiệm vụ khác theo quy định tại Điều 37 Luật Hợp tác xã 2012 Điều lệ của Hợp tác xã:

    • Tổ chức thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
    • Thực hiện nghị quyết của đại hội thành viên, quyết định của hội đồng quản trị;
    • Ký kết hợp đồng nhân danh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo ủy quyền của chủ tịch hội đồng quản trị;
    • Trình hội đồng quản trị báo cáo tài chính hằng năm;
    • Xây dựng phương án tổ chức bộ phận giúp việc, đơn vị trực thuộc của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trình hội đồng quản trị quyết định;
    • Tuyển dụng lao động theo quyết định của hội đồng quản trị;
    • Thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ khác được quy định tại điều lệ, quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

    Tổng giám đốc hợp tác xã

    Theo khoản 1 điều 38 Luật hợp tác xã 2012, quy định “Giám đốc (tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.”

    Và theo khoản 3 Điều 38 Luật hợp tác xã 2012 quy định quyền hạn và nghĩa vụ của tổng giám đốc (giám đốc) như sau:

    • Tổ chức thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
    • Thực hiện nghị quyết của đại hội thành viên, quyết định của hội đồng quản trị;
    • Ký kết hợp đồng nhân danh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo ủy quyền của chủ tịch hội đồng quản trị;
    • Trình hội đồng quản trị báo cáo tài chính hằng năm;
    • Xây dựng phương án tổ chức bộ phận giúp việc, đơn vị trực thuộc của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trình hội đồng quản trị quyết định;
    • Tuyển dụng lao động theo quyết định của hội đồng quản trị;
    • Thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ khác được quy định tại điều lệ, quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

    Với trường hợp tổng giám đốc (giám đốc) được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuê ngoài thì còn cần thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ theo hợp đồng lao động và có thể được mời tham gia cuộc họp hội đồng quản trị, đại hội thành viên.

    Ban kiểm soát

    Theo khoản 1 điều 39 Luật hợp tác xã năm 2012, quy định “Ban kiểm soát, kiểm soát viên hoạt động độc lập, kiểm tra và giám sát hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật và điều lệ.”

    Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên do đại hội thành viên bầu trực tiếp trong số thành viên, đại diện hợp tác xã thành viên theo thể thức bỏ phiếu kín. Số lượng thành viên ban kiểm soát do đại hội thành viên quyết định nhưng không quá 07 người. Trưởng ban kiểm soát do đại hội thành viên bầu trực tiếp trong số các thành viên ban kiểm soát; nhiệm kỳ của ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo nhiệm kỳ của hội đồng quản trị.

    Quyền hạn và nhiệm vụ của Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên được quy định tại khoản 4 Điều 39 Luật Hợp tác xã 2012:

    • Kiểm tra, giám sát việc chấp hành điều lệ, nghị quyết, quyết định của đại hội thành viên, hội đồng quản trị và quy chế và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
    • Giám sát hoạt động của hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), thành viên, hợp tác xã thành viên.
    • Kiểm tra hoạt động tài chính, việc chấp hành chế độ kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụng các quỹ, tài sản, vốn vay của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các khoản hỗ trợ của Nhà nước;
    • Thẩm định báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm của hội đồng quản trị trước khi trình đại hội thành viên;
    • Tiếp nhận kiến nghị liên quan và giải quyết theo thẩm quyền, kiến nghị hội đồng quản trị, đại hội thành viên giải quyết theo thẩm quyền;
    • Trưởng ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên được tham dự các cuộc họp của hội đồng quản trị nhưng không được quyền biểu quyết;
    • Thông báo cho hội đồng quản trị và báo cáo trước đại hội thành viên về kết quả kiểm soát; kiến nghị nhằm khắc phục những yếu kém, vi phạm trong hoạt động.
    • Yêu cầu cung cấp tài liệu, sổ sách, chứng từ và những thông tin cần thiết để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát;
    • Chuẩn bị chương trình và triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật hợp tác xã 2012.

    Vậy là Kế Toán Đại Tín Bình Dương đã giải đáp tần tần thông tin liên quan đến Hợp tác xã là gì và mô hình quản lý hợp tác xã đến bạn trong bài viết trên. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hay cần tư vấn các dịch vụ pháp lý hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí nhé!

    Zalo
    Hotline