Thành Lập Công Ty Cần Bao Nhiêu Vốn Điều Lệ? [ Giải Đáp ]
Vốn điều lệ là gì? Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn điều lệ? Và các vấn đề khác sẽ được Kế Toán Đại Tín Bình Dương trình bày chi tiết trong phần nội dung sau đây.
Khi thành lập công ty, bắt buộc phải kê khai số vốn điều lệ cho công ty tương ứng. Vậy thành lập công ty cần bao nhiêu vốn điều lệ? Trong phần nội dung sau đây Kế Toán Đại Tín Bình Dương sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Vốn điều lệ là gì?
Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 đã giải thích cụ thể về khái niệm vốn điều lệ là gì như sau:
- Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Link tham khảo: https://luatvietnam.vn/doanh-nghiep/von-dieu-le-la-gi-can-luu-y-gi-khi-dang-ky-von-dieu-le-561-32015-article.html
Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn điều lệ?
Theo Luật doanh nghiệp năm 2014, không có quy định mức vốn cụ thể đối với doanh nghiệp nói chung. Do đó, tùy vào kinh tế của các thành viên cũng như mục đích của công ty mà sẽ xác định mức vốn điều lệ riêng.
Khi thành lập, công ty nên dựa trên những cơ sở sau để xác định mức vốn điều lệ:
- Khả năng tài chính;
- Quy mô hoạt động của công ty;
- Chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập (vì vốn điều lệ của công ty để sử dụng cho các hoạt động của công ty sau khi thành lập);
- Dự án ký kết với đối tác…
Theo luật pháp Việt Nam, thời gian góp đủ số vốn điều lệ đối với các doanh nghiệp mới thành lập tối đa là 90 ngày, tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu quá hạn mà vẫn chưa góp đủ vốn, công ty phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Lưu ý:
- Thành viên công ty phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn mình đã đăng ký hoặc đã góp (trừ chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn).
- Vốn điều lệ sẽ quyết định mức thuế môn bài công ty phải nộp sau khi thành lập. Cụ thể được chia thành hai mức:
- Mức 1: Vốn góp trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài là 3 triệu đồng /năm;
- Mức 2: Vốn góp từ 10 tỷ đồng trở xuống mức thuế môn bài là 2 triệu đồng/năm.
Khi công ty kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định hoặc yêu cầu ký quỹ thì vốn điều lệ của công ty phải tối thiểu bằng mức vốn pháp định hoặc đáp ứng ký quỹ theo đúng quy định của pháp luật.
Cụ thể:
- Vốn pháp định để thành lập công ty
Đây là mức vốn tối thiểu cần có khi thành lập công ty theo quy định của pháp luật. Tùy vào loại hình mà mức vốn sẽ khác nhau;
- Vốn ký quỹ để làm thủ tục thành lập công ty
Đây là số vốn được xem là bắt buộc và mỗi doanh nghiệp
Hình thức góp vốn khi đăng ký thành lập công ty
Khi đăng ký thành lập công ty, thành viên có thể góp vốn bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản.
- Góp vốn bằng tiền mặt: Thành viên có thể góp trực tiếp bằng tiền mặt hoặc qua phương thức chuyển khoản vào tài khoản của công ty;
- Góp vốn bằng tài sản: Thành viên phải tiến hành thực hiện thủ tục góp vốn bằng tài sản vào công ty theo quy định của pháp luật.
*Lưu Ý: Doanh nghiệp muốn tăng hay giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động, công ty phải thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp.
=> XEM THÊM: Doanh nghiệp FDI là gì? Vai Trò, Đặc Điểm, Thủ Tục
Sau phần trình bày cô đọng nhưng đầy đủ ý của Kế Toán Đại Tín Bình Dương. Chắc hẳn bạn đã rõ khi thành lập công ty cần bao nhiêu vốn điều lệ rồi. Hãy chia sẻ bài viết đầy giá trị này đến cho mọi người cùng biết bạn nhé.