Thuế Là Gì? Vai Trò Của Thuế Và Các Loại Thuế Ở Việt Nam

Kế Toán Đại Tín Bình Dương

- 8h AM - 5h PM

- Thứ 2 đến thứ 7

 

Hotline hỗ trợ
02747300301 - 0908545578

Thuế Là Gì? Vai Trò Của Thuế Và Các Loại Thuế Ở Việt Nam

Ngày đăng: 07/10/2022

    Thuế là gì? Thuế có mấy loại? Đặc điểm của thuế như thế nào? Hãy cùng Kế Toán Đại Tín tìm hiểu rõ hơn tại bài viết dưới đây nhé. 

    Thuế là một khoản tài chính quan trọng để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng của Nhà nước. Hầu hết các quốc gia đều thành lập cơ quan thuế để chi trả nhu cầu chung của chính phủ. Vì thế thuế giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung.

    Dù thuế có vai trò quan trọng nhưng không phải khi nhắc đến ai cũng hiểu thuế là gì. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, hãy cùng Kế Toán Đại Tín tham khảo ngay nội dung sau đây. 

    1. Khái niệm về thuế

    Thue la gi

    Các nhà kinh tế định nghĩa về thuế như sau “ Thuế là một hình thức phân phối thu nhập tài chính của nhà nước để thực hiện chức năng của mình. dựa vào quyền lực chính trị, tiến hành phân phối sản phẩm thặng dư của xã hội một cách cưỡng chế và không hoàn lại.”

    Các chuyên gia về luật thuế khẳng định: “Thuế là một trật tự đã được thiết lập hòa bình giữa chính phủ với cộng đồng trong sự tôn trọng thực hiện nghĩa vụ thu, nộp vào ngân sách. Thuế không có sự phân biệt đối xử nào giữa các bang hay các lãnh thổ.”

    Có rất nhiều định nghĩa về thuế, nhìn chung thuế có thể được ngầm hiểu là khoản bắt buộc mà cá nhân hoặc tổ chức phải nộp lên nhà nước khi có đủ điều kiện nhất định.

    Như vậy, ta có thể thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa thuế và nhà nước, mối quan hệ giữa thuế và người có nghĩa vụ phải nộp. Mối quan hệ này luôn trường tồn theo thời gian mặc dù chế độ chính trị, kinh tế có biến động. Bất kể xã hội nào cũng thể hiện quan hệ thu nộp như nhau. 

    2. Các loại thuế ở Việt Nam hiện nay 

    Cac loai thue o Viet Nam hien nay

    Theo quy định pháp luật của Việt Nam, các loại thuế mà doanh nghiệp Việt Nam cần phải đóng là:

    • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
    • Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
    • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
    • Thuế xuất nhập khẩu (XNK)
    • Thuế tài nguyên
    • Thuế bảo vệ môi trường (BVMT)
    • Thuế tiêu thụ đặc biệt
    • Thuế đăng ký doanh nghiệp
    • Thuế môn bài

    3. Mục đích của việc đánh thuế

    • Để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế kể cả ngoại thương lẫn nội thương;
    • Chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế;
    • Chi các hoạt động của chính quyền (nuôi bộ máy nhà nước);
    • Đánh thuế để lấy phần thu nhập của người giàu hơn chia cho người nghèo hơn (thông qua cung cấp hàng hóa công cộng);
    • Chính quyền đánh thuế để hạn chế một số hoạt động kinh doanh như kinh doanh thuốc lá, rượu bia;
    • Kiểm soát quá trình phân phối và mức chỉ tiêu đặt ra trong nền kinh tế;
    • Kiểm soát khối lượng xuất nhập khẩu. 

    4. Đặc điểm của thuế 

    Tùy vào từng cách tiếp cận và bối cảnh, các nhà nghiên cứu có thể đưa ra các khái niệm khác nhau về thuế để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình.

    Tuy nhiên, thuế bao giờ cũng mang những đặc tính nhất định. Việc xác định được những đặc tính này sẽ giúp các đối tượng liên quan thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Sau đây là những đặc điểm của thuế: 

    Thuế mang tính bắt buộc

    Thuế là khoản bắt buộc nộp vào ngân sách chung. Đặc tính này thể hiện ở chỗ, đối với người nộp thuế, đây là nghĩa vụ họ phải chấp hành khi đạt đủ điều kiện mà không phải quan hệ đến kỳ hạn thanh toán trong hợp đồng. Đối với các cơ quan có thẩm quyền, khi đại diện nhà nước thực hiện việc thu thuế, không được phép phân biệt đối xử với người nộp thuế và phải có hành vi cư xử chuẩn mực với đạo đức nghề nghiệp.

    Đây là một trong những dấu hiệu để nhận biết thuế và các khoản thu khác trên cơ sở tự nguyện. Từ đó, nhà nước dựa vào những đặc tính này để ban hành các luật pháp về thuế, chi phối phương pháp thực hiện thu thuế của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy để thực hiện thu thuế ổn định, phải sử dụng đặc tính này như một thuộc tính cơ bản của thuế. 

    Thuế gắn liền với quyền lực

    Điều này được thể hiện tính quyền lực của thuế xuất phát bởi lý do xuất hiện các khoản thu về thuế của nhà nước. Các nhà kinh tế, chính trị đều thống nhất cho rằng thuế là biện pháp chủ yếu của nhà nước để nhà nước điều tiết hoặc can thiệp vào nền kinh tế.

    Bằng quyền lực chính trị, nhà nước tạo ra cho thuê, tính cố định, sự tuân thủ của đối tượng nộp thuế. Các yếu tố như đối tượng nộp thuế, thuế suất... được quy định trước và mang tính ổn định trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ gắn với yếu tố quyền lực, thuế mới đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tạo nguồn thu nhập tài chính cho nhà nước.

    Thuế không có tính hoàn trả trực tiếp và không có tính đối giá

    - Sau khi thu thuế, nhà nước không có hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế mặc dù trước đó nhà nước không hề cung cấp bất kì một dịch vụ trực tiếp nào. Tuy nhiên, nhà nước sẽ hoàn trả thuế gián tiếp thông qua việc dùng thuế để phát triển kinh tế - xã hội, chi trả cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tòa án, quân đội, đảm bảo hệ thống an ninh cho người dân,...

    - Không mang tính đối giá được thể hiện ở chỗ khi đủ điều kiện nhất định, các cá nhân hay tổ chức bắt buộc phải nộp thuế mặc dù họ có được hưởng một khoản lợi ích công cộng hay chưa.

    5. Vai trò của thuế

    Vai tro cua thue

    Thuế đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nói riêng và với Nhà nước nói chung. Cụ thể vai trò quan trọng của thuế được thể hiện như sau:

    Thuế giúp thị trường được phát triển ổn định và điều tiết nền kinh tế

    Thuế tham gia điều tiết nền kinh tế bằng sự kích thích và hạn chế. Từ đó, nhà nước có thể linh hoạt điều chỉnh các chính sách thuế trong từng thời kỳ nhất định, tránh lạm phát, làm cho chu kỳ kinh tế được hoạt động ổn định.

    Thuế tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước

    Là khoản thu đóng vai trò quan trọng nhất đối với Nhà nước, tỷ lệ thuận với sự phát triển của nền kinh tế. Tức là nếu nền kinh tế tăng trưởng, các khoản thu này cũng tăng. Các khoản thu từ thuế chỉ được sử dụng phục vụ cho mục đích chung, không sử dụng cho lợi ích cá nhân. 

    Giúp nhà nước dễ dàng hơn trong việc hoàn thành mục tiêu đề ra

    Góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.

    => BẠN CÓ BIẾT: Nên Làm Kế Toán Dịch Vụ Hay Nội Bộ? [ THAM KHẢO NGAY ]

    Hy vọng qua những thông tin trên đã giúp bạn làm rõ thắc mắc thuế là gì và nắm rõ các đặc điểm của những loại thuế hiện nay. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích thì hãy cùng Kế Toán Đại Tín chia sẻ đến mọi người nhé!

    Zalo
    Hotline