Những Lưu Ý Khi Thành Lập Doanh Nghiệp Cần Biết [ XEM NGAY ]

Kế Toán Đại Tín Bình Dương

- 8h AM - 5h PM

- Thứ 2 đến thứ 7

 

Hotline hỗ trợ
02747300301 - 0908545578

Những Lưu Ý Khi Thành Lập Doanh Nghiệp Cần Biết [ XEM NGAY ]

Ngày đăng: 08/10/2022

    Thành lập doanh nghiệp là một việc rất phức tạp, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ mọi thủ tục trước khi xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Do đó, Kế Toán Đại Tín Bình Dương chia sẻ đến bạn những lưu ý quan trọng khi thành lập doanh nghiệp trong bài viết sau đây. Đừng bỏ lỡ!

    Khi thành lập doanh nghiệp, có những điều kiện phải tuân thủ kể cả trước và sau khi đăng ký giấy chứng nhận ĐKKD. Nếu không đáp đủ các điều kiện này doanh nghiệp của bạn có thể bị trả hồ sơ hay kéo dài thời gian thành lập. Do đó, Kế Toán Đại Tín Bình Dương sẽ giúp bạn vượt qua những vấn đề trên nhờ những lưu ý khi thành lập một doanh nghiệp mà chúng tôi đúc kết được.

    Những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp

    Nhung luu y khi thanh lap doanh nghiep

    Những điều bạn cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp như sau:

    Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

    Dựa trên quy mô, chiếc lượng mà doanh nghiệp được phân thành nhiều loại hình khác nhau, trong đó phổ biến nhất là 3 loại hình doanh nghiệp sau đây:

    Công ty TNHH 1 thành viên

    Đây là loại hình chỉ có 1 người làm chủ sở hữu, toàn quyền quyết định mọi vấn đề. Nếu bạn đang kinh doanh nhỏ lẻ, chưa muốn huy động vốn, muốn tự làm 1 mình thì đây là loại hình cực kỳ phù hợp. Tuy nhiên sẽ có một số ưu và nhược điểm khác nhau cần lưu ý. Cụ thể như sau:

    + Ưu điểm: Chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ;

    + Nhược điểm: Không được phát hành cổ phiếu, không được giao dịch chứng khoán, khách hàng kém tin tưởng hơn…;

    Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

    Loại hình này yêu cầu phải có từ 2 - 50 thành viên, đây là lợi điểm giúp công ty có thể huy động vốn tốt hơn. Ngoài ra, tương tự như Công ty TNHH 1 thành viên, loại hình này cũng chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ.

    Công ty cổ phần

    Với số lượng thành viên không giới hạn, công ty cổ phần có thể huy động được số lượng vốn rất cao đồng thời mang tính quy mô hơn do cổ phần được niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán;

    Đặt tên doanh nghiệp, công ty

    Tên doanh nghiệp không liên quan đến ngành nghề kinh doanh mà chỉ chịu ảnh hưởng bởi loại hình doanh nghiệp. Cụ thể:

    + Công ty cổ phần + tên riêng;

    + Công ty TNHH + tên riêng (không phân biệt 1 hay 2 thành viên trở lên)

    Loại hình công ty

    Tên hợp pháp

    Công ty trách nhiệm hữu hạn

    Công ty TNHH - Công ty trách nhiệm hữu hạn

    Công ty cổ phần

    Công ty CP - Công ty cổ phần

    Công ty hợp danh

    Công ty HD - Công ty hợp danh

    Doanh nghiệp tư nhân

    DNTN - Doanh nghiệp TN - Doanh nghiệp tư nhân

    Ngành nghề kinh doanh

    Ngành nghề kinh doanh gồm 2 loại là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và không điều kiện. Đối với ngành nghề có điều kiện, khi đăng ký còn phát sinh thêm một số thủ tục riêng của ngành nghề đó. Do đó, nên đăng ký ngành nghề kinh doanh theo định hướng của công ty, tránh đăng ký tràn lan làm phát sinh thêm thủ tục.

    Ngoài ra, một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện như: buôn bán, sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng, phòng khám bệnh… không yêu cầu giấy tờ hợp pháp về ngành nghề khi đăng ký thành lập. Nhưng sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn phải xin giấy phép kinh doanh ngành nghề tương ứng mới có thể hoạt động.

    Vốn điều lệ

    Von dieu le

    Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cần phải đảm bảo vốn điều lệ, vốn quỹ kế hay vốn pháp định của ngành nghề đó. Còn đối với ngành nghề kinh doanh không điều kiện, pháp luật không quy định về số vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp.

    Dù không có yêu cầu cụ thể, nhưng doanh nghiệp vẫn nên đăng ký một số vốn điều lệ phù hợp với quy mô kinh doanh. Cụ thể một số lý do để xác định mức vốn điều lệ sẽ được Kế Toán Đại Tín Bình Dương trình bày sau đây:

    Vốn điều lệ ảnh hưởng đến phí môn bài

    Phí môn bài sẽ được tính theo mức vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của doanh nghiệp như sau:

    + Vốn điều lệ ≤ 10 tỷ đồng: thuế môn bài sẽ là 2.000.000 đồng;

    + Vốn điều lệ > 10 tỷ đồng: thuế môn bài là 3.000.000 đồng;

    Vốn điều lệ phải được góp đủ trong vòng 90 ngày

    Trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký số vốn điều lệ, doanh nghiệp phải góp đủ số vốn. Nếu tới hạn mà chưa hoàn thành, doanh nghiệp có thể bị xử phạt khi có cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất;

    Vốn điều lệ ảnh hưởng đến cam kết trách nhiệm của doanh nghiệp

    Khi mức vốn điều lệ quá thấp sẽ thiếu lòng tin từ khách hàng hơn đồng thời việc vay vốn từ ngân hàng khó khăn hơn. Tuy nhiên mức vốn điều lệ quá cao sẽ mở rộng phạm vi cam kết trách nhiệm bằng tài sản.

    Người đại diện theo pháp luật

    Người đại diện pháp luật cần phải được xác định sớm để phụ trách các công việc như ký giấy tờ, chịu trách nhiệm trước pháp luật… Người đại diện pháp luật có thể là giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên…

    Hiện tại pháp luật chưa quy định rõ ràng về mức vốn tối thiểu mà người đại diện pháp luật có thể sở hữu. Cụ thể:

    + Người đại diện pháp luật có thể là người góp vốn hoặc được thuê làm người đại diện;

    + Một người có thể làm người đại diện của nhiều công ty.

    Địa chỉ công ty

    Địa chỉ công ty phải rõ ràng, minh bạch, đầy đủ 4 cấp. Trụ sở phải được đặt ở nhà đất hoặc chung cư văn phòng (phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng văn phòng chung cư), không được đặt ở nhà tập thể hay chung cư để ở.

    Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp

    Ho so thu tuc thanh lap doanh nghiep

    Những hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp như sau:

    Hồ sơ thành lập doanh nghiệp

    Sau khi đã chuẩn bị đảm bảo và đầy đủ những lưu ý trên, khi thành lập doanh nghiệp cần phải chuẩn bị kỹ càng bộ hồ sơ gồm các phần sau đây:

    + Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

    + Điều lệ công ty;

    + Danh sách thành viên/cổ đông (nếu là công ty TNHH 2 thành viên hoặc là công ty cổ phần);

    + CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên/cổ đông (trong vòng 6 tháng);

    + Văn bản ủy quyền trong trường hợp người đại diện không tự thực hiện thủ tục.

    Thủ tục các bước thành lập doanh nghiệp

    Kế Toán Đại Tín Bình Dương sẽ trình bày đến bạn một số cách nộp hồ sơ thành lập công ty, cụ thể:

    + Cách 1: Nộp online tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

    + Cách 2: Nộp trực tiếp tại Sở KH&ĐT tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Tuy nhiên, với hình thức này bạn nên liên hệ trước với cơ quan chức năng bởi hình thức tiếp nhận hồ sơ thành lập hiện nay chủ yếu là qua mạng, đối với các tỉnh thành lớn như TP. HCM và Hà Nội.

    Sau 3 - 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở KH&ĐT sẽ xử lý hồ theo cách như sau:

    + Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

    + Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, yêu cầu bổ sung, sửa đổi. Sau khi hồ sơ điều chỉnh, bạn sẽ nộp lại và đợi 3 - 5 ngày như lần đầu tiên.

    Về phần lệ phí đăng ký thành lập công ty, tuỳ theo từng tỉnh thành mà sẽ có mức phí khác nhau.

    => THAM KHẢO NGAY: Công Ty TNHH Là Gì? Các Lưu Ý Khi Thành Lập Công Ty TNHH

    Vừa rồi là phần trình bày rõ ràng và chi tiết về những điều lưu ý khi thành lập doanh nghiệp được Kế Toán Đại Tín Bình Dương tích lũy và rút ra. Nếu bạn thấy bài viết ấn tượng và bổ ích, hãy chia sẻ nó đến mọi người xung quanh bạn nhé.

    Zalo
    Hotline