Hóa Đơn Đỏ Là Gì? Khi Nào Doanh Nghiệp Được Xuất HĐ Đỏ
Có phải bạn đang tò mò không biết Hóa đơn đỏ là gì không? Đâu là tác dụng của hóa đơn đỏ và những trường hợp nào sẽ bị xử phạt khi sử dụng hóa đơn đỏ. Tất cả sẽ được Kế Toán Đại Tín Bình Dương giải đáp chi tiết ngay tại bài viết sau đây.
Hóa đơn đỏ chính là hóa đơn giá trị gia tăng do Bộ Tài chính phát hành sau khi đã đăng ký mẫu với cơ quan thuế và được cung ứng sản phẩm, dịch vụ bán sử dụng làm căn cứ để xác định số tiền thuế cần nộp vào ngân sách nhà nước.
Hóa đơn đỏ chính là chứng từ kế toán hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế VAT, vậy bạn đã hiểu rõ hóa đơn đỏ là gì chưa? Tác dụng của hóa đơn đỏ là gì, khi nào thì hóa đơn đỏ hợp lệ,.. Mọi thông tin liên quan sẽ được Kế Toán Đại Tín Bình Dương giải đáp cụ thể ngay tại bài viết sau đây, cùng đón xem nhé!
Hóa đơn đỏ là gì?
Hóa đơn đỏ chính là hóa đơn giá trị gia tăng hay còn gọi là VAT (Value Added tax invoice) là chứng từ kế toán do Bộ Tài Chính phát hành hoặc do doanh nghiệp tiến hành tự in trong trường hợp đã đăng ký mẫu với Cơ quan thuế, do bên cung ứng sản phẩm, dịch vụ xuất, được dùng làm căn cứ để xác định số tiền thuế cần nộp vào ngân sách nhà nước.
Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn đỏ là một loại chứng từ thể hiện giá trị hàng bán dịch vụ cung cấp cho người mua, nội dung của hoá đơn đỏ bao gồm thông tin hai bên người bán, người mua do bên cung cấp dịch vụ xuất và là căn cứ xác định số thuế cần nộp vào ngân sách nhà nước của doanh nghiệp.
Dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng trong:
- Các hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu; xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
Theo Quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC và 219/2013/TT-BTC, hóa đơn đỏ hợp lệ:
- Bao gồm đầy đủ nội dung bắt buộc trên hóa đơn, tên, địa chỉ, mã số thuế của hai bên giao dịch mua bán;
- Tên hàng hoá, dịch vụ phải gồm các chỉ tiêu như đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền (ghi bằng cả số và chữ);
- Hai bên mua bán ký và ghi rõ họ tên, dấu người bán, ngày tháng năm lập hoá đơn.
Và điều quan trọng cuối cùng, hóa đơn đỏ không phải là hóa đơn bán hàng.
Tác dụng của hóa đơn đỏ
Sau đây là những vai trò nổi bật của hóa đơn đỏ:
- Hóa đơn đỏ là bằng chứng về việc mua bán hàng hóa dịch vụ.
- Hóa đơn đỏ là căn cứ để doanh nghiệp kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra cũng như hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Hóa đơn giá trị gia tăng sẽ là chứng từ, là cơ sở ban đầu mà doanh nghiệp dùng để kê khai nộp thuế, khấu trừ, hạch toán chi phí thực tế phát sinh, hoàn thuế và xác định những chi phí hợp lệ khi tính thuế đối với cơ quan thuế.
- Doanh nghiệp khi mua hóa đơn đỏ thì sẽ cân đối được các khoản thuế giá trị gia tăng từ đó hạn chế được tối đa mức tiền thuế giá trị gia tăng phải đóng cho các cơ quan của nhà nước.
Khi nào doanh nghiệp được xuất hóa đơn đỏ?
Doanh nghiệp chỉ được phép xuất hóa đơn đỏ sau khi đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật và khi thông báo phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gửi lên Chi Cục thuế cần cung cấp đầy đủ thông tin người nộp thuế, mã số thuế, địa chỉ, lĩnh vực hoạt động cho phép đồng thời cần trình bày kiến nghị của mình. Một số quy định mà doanh nghiệp cần đáp ứng:
- Là doanh nghiệp đang hoạt động, có nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ hoặc đã thực hiện đầu tư, mua sắm hay nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ.
- Là doanh nghiệp đã có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh hoặc được phép in hóa đơn GTGT bởi đã đăng ký phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Trường hợp doanh nghiệp được đặt in hóa đơn hoặc tự in hóa đơn thì phải thỏa mãn các điều kiện về đặt in hóa đơn, tự in hóa đơn theo quy định của pháp luật.
- Với các doanh nghiệp đã đăng ký phương pháp khấu trừ thuế theo phương pháp trực tiếp thì phải thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gửi lên Chi cục thuế hoặc Cục thuế nơi doanh nghiệp chịu sự quản lý.
Trường hợp nào người mua lấy hóa đơn đỏ
Theo Điểm b khoản 1 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:
Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.
Và tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư 39 cũng quy định: “Khi bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn”.
Như vậy, khi người mua lấy hóa đơn đỏ sẽ giúp Cơ quan thuế kiểm soát được nghĩa vụ thuế do bên bán cung cấp có đúng với quy định của Pháp luật hay không. Việc người mua yêu cầu bên bán xuất hóa đơn đỏ là quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Đặc biệt khi sử dụng bất cứ dịch vụ nào có giá từ 200.000 đồng trở lên, người bán đều phải xuất hóa đơn đỏ. Lúc này, người mua sẽ phải thanh toán thêm 10% thuế giá trị gia tăng cho người bán để người bán thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế với cơ quan thuế.
Theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC, những đơn hàng dưới 200.000 đồng bên bán không có nghĩa vụ lập hóa đơn từng phần trừ khi người mua yêu cầu.
Những quy định xử phạt sai phạm
Sau đây là một số trường hợp xử phạt sai phạm khi sử dụng hóa đơn đỏ theo Nghị định 109/2013/NĐ-CP:
Mất hóa đơn bán hàng mua
- Mất hoá đơn từ ngày thứ 6 tới ngày thứ 10: Nếu có tình tiết giảm nhẹ sẽ bị Phạt hoặc nếu không sẽ phạt tối thiểu là 6 triệu.
- Mất hoá đơn từ sau ngày thứ 10: Phạt từ 6 triệu tới 8 triệu đồng.
Mất hóa đơn GTGT đặt in, chưa thông báo phát hành
Nếu làm mất hóa đơn đỏ GTGT đặt in nhưng chưa thông báo phát hành thì cũng sẽ căn cứ vào thời hạn báo cáo sự việc với Cơ quan thuế để xử phạt, cụ thể:
- Mất hoá đơn từ sau ngày thứ 10: Phạt từ 6 triệu tới 18 triệu đồng.
- Mất hoá đơn từ ngày thứ 6 tới ngày thứ 10: Nếu có tình tiết giảm nhẹ sẽ bị Phạt hoặc nếu không sẽ phạt tối thiểu là 6 triệu.
Mất hóa đơn GTGT đầu ra đã thông báo phát hành
Các trường hợp không bị phạt:
- Hóa đơn đỏ bị mất, hỏng do thiên tai, hỏa hoạn, sự kiện bất ngờ, trường hợp bất khả kháng.
- Làm mất liên 2 (liên giao cho khách mua) khi chưa hết hạn lưu trữ nhưng tìm lại được hóa đơn trước khi Cơ quan thuế ban hành quyết định xử phạt.
Phạt cảnh cáo trong các trường hợp:
- Chứng minh việc mua bán hàng hóa – dịch vụ và có 2 tình tiết giảm nhẹ.
- Người bán làm mất các liên hóa đơn đã lập sai và đã xóa bỏ (đã lập hóa đơn khác thay thế cho hóa đơn sai và xóa bỏ).
- Cũng trong trường hợp trên, nếu người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng và chứng từ
Phạt tiền trong các trường hợp:
- Làm mất/hỏng hóa đơn đã phát hành (liên 2 giao cho khách hàng) nhưng khách chưa nhận được hóa đơn khi hóa đơn chưa đến hạn lưu trữ; hóa đơn đã lập theo bảng kê bán lẻ hàng hóa thì bị phạt từ 4 triệu đến 8 triệu.
- Cơ quan thuế đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất hóa đơn để báo cáo Cơ quan thuế nếu trong cùng một thời điểm mà tổ chức, cá nhân thông báo mất nhiều số hóa đơn thì phạt theo từng lần mất.
- Làm mất/hỏng hóa đơn đã phát hành (liên nội bộ 1-3) trong thời gian lưu trữ thì phạt từ 5-10 triệu theo luật kế toán.
Mất hóa đơn đầu vào
Các trường hợp không bị xử phạt:
- Bị mất, hỏng, cháy do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các sự kiện bất ngờ, bất khả kháng.
- Tìm lại được hóa đơn mất trước khi Cơ quan thuế ban hành quyết định xử phạt.
Phạt cảnh cáo các trường hợp sau:
- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đỏ (liên 2 giao cho khách hàng) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách: Phạt tiền từ 4 triệu đến 8 triệu.
- Cơ quan thuế đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất hóa đơn để báo cáo Cơ quan thuế nếu trong cùng một thời điểm mà tổ chức, cá nhân thông báo mất nhiều số hóa đơn thì phạt theo từng lần mất.
- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn liên giao cho người mua, có lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng và chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa dịch vụ và có một tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt khung thấp nhất, có 2 tình tiết giảm nhẹ thì phạt cảnh cáo.
CHỦ ĐỀ HOT:
- Các Loại Cổ Phần Trong Công Ty Cổ Phần Từ A Đến Z
- Hội Đồng Quản Trị Là Gì? Quyền Và Nghĩa Vụ Kèm Nhiệm Kỳ
- Các Loại Hóa Đơn Trong Doanh Nghiệp Mới Nhất Hiện Nay
Hy vọng với tất cả thông tin liên quan đến Hóa đơn đỏ là gì, tác dụng của hóa đơn đỏ cùng những quy định xử phát sẽ giúp bạn hiểu rõ và thực hiện đúng quy trình xuất hóa đơn trong quá trình kinh doanh sản xuất của mình. Và đừng quên liên hệ ngay cho Kế Toán Đại Tín Bình Dương qua hotline 0908545578 để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan nhé!