Doanh Nghiệp Dự Án Là Gì? Hướng Dẫn Thực Hiện Thủ Tục

Kế Toán Đại Tín Bình Dương

- 8h AM - 5h PM

- Thứ 2 đến thứ 7

 

Hotline hỗ trợ
02747300301 - 0908545578
0908545578

Doanh Nghiệp Dự Án Là Gì? Hướng Dẫn Thực Hiện Thủ Tục

Ngày đăng: 20/12/2022

    Nếu bạn đang có dự định thành lập doanh nghiệp dự án thì đây đích thị là bài viết dành riêng cho bạn, hãy cùng Kế Toán Đại Tín Bình Dương tìm hiểu Doanh nghiệp dự án là gì, lý do cần thành lập doanh nghiệp và các thủ tục khi thành lập ngay sau đây nhé!

    doanh nghiep du an la gi

    Doanh nghiệp dự án được thành lập từ 2 hay nhiều doanh nghiệp kết hợp với nhau nhằm thực hiện dự án. Để được sự công nhận của pháp luật bạn cần tiến hành các thủ tục thành lập doanh nghiệp. Nhưng không phải công ty nào cũng nắm rõ Doanh nghiệp dự án là gì hay hiểu rõ các thủ tục khi thành lập doanh nghiệp dự án. Vì thế hôm nay Kế Toán Đại Tín Bình Dương sẽ giải đáp chi tiết mọi thông tin liên quan ngay tại bài viết sau đây, cùng đón xem nhé!

    Doanh nghiệp dự án là gì 

    Theo Khoản 10 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 Điểm c Khoản 1 Điều 99 Luật Đầu tư, “Doanh nghiệp dự án là doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập để thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất." Do đó khi thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất, các nhà đầu tư cần thành lập doanh nghiệp dự án.

    Doanh nghiệp dự án là sự kết hợp từ 2 hay nhiều doanh nghiệp kết hợp với nhau để thực hiện các dự án đầu tư liên quan đến sử dụng đất mà không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào khác.

    Theo Khoản 1 Điều 44 Luật Đầu tư, nhà đầu tư chỉ được phép thành lập doanh nghiệp dự án theo 3 loại hình sau đây:

    • Công ty TNHH 1 thành viên.
    • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
    • Công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng.

    Theo Điều 4 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP Luật Đầu Tư, các dự án sau đây được nhà nước khuyến khích thực hiện dự án:

    • Giao thông vận tải;
    • Nhà máy điện, đường dây tải điện;
    • Các hệ thống công ích như: chiếu sáng, cung cấp nước sạch, thu gom và xử lý nước thải, chất thải…;
    • Các khu vực khác như: công viên, nhà, sân bãi để ô tô, xe, máy móc, thiết bị, nghĩa trang...;
    • Các địa điểm trực thuộc nhà nước hoặc liên quan đến nhà nước như: trụ sở cơ quan nhà nước; nhà ở công vụ, nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư...;
    • Các ngành nghề thuộc khoa học, nghiên cứu và đào tạo như: y tế, giáo dục, dạy nghề, thể thao, du lịch, khí tượng thủy văn, ứng dụng công nghệ thông tin...;
    • Các dự án về hạ tầng thương mại và kỹ thuật công nghệ cao;
    • Các dự án gắn liền với nông nghiệp và phát triển nông thôn;
    • Các lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

    Tại sao cần thành lập doanh nghiệp dự án

    tai sao can thanh lap doanh nghiep du an

    Doanh nghiệp cần lập doanh nghiệp dự án với các mục đích sau đây:

    • Ký kết hợp đồng dự án đầu tư;
    • Quản lý, giám sát dự án hiệu quả từ đó giải quyết phát sinh tránh gây lãng phí nguồn lực và tiết kiệm chi phí;
    • Đảm bảo tiến độ, chất lượng dự án;
    • Vận hành theo đúng thỏa thuận đầu tư mà không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào khác.

    Thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án

    thu tuc thanh lap doanh nghiep du an

    Khi tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án gồm 2 bước:

    1. Thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án.
    2. Thủ tục chứng nhận doanh nghiệp dự án.

    Hãy cùng Kế Toán Đại Tín Bình Dương tìm hiểu các bước chi tiết ngay tại bài viết sau đây:

    Thủ tục chứng nhận đăng ký đầu tư

    Theo Điều 37 Luật Đầu tư 2020 quy định về các trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:

    • Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
    • Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
    • Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
    • Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
    • Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
    • Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế,...

    Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với các dự án cấp quốc gia, Bộ, ban, ngành trung ương,..nhà đầu tư sẽ nộp hồ sơ lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xin cấp giấy phép. Thời gian hoàn thành từ 25 đến 30 ngày.

    Thủ tục chứng nhận doanh nghiệp dự án 

    Các loại hồ sơ khi thực hiện hồ sơ chuẩn bị thành lập doanh nghiệp dự án nộp lên Sở KHĐT địa phương bao gồm:

    • Văn bản cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
    • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp dự án (theo mô hình công ty TNHH/cổ phần).
    • Điều lệ công ty.
    • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên/ danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
    • Bản sao công chứng CCCD/CMND/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật.
    • Bản sao công chứng CCCD/CMND/hộ chiếu của các cổ đông góp vốn là cá nhân.
    • Bản sao công chứng Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên/cổ đông góp vốn là tổ chức; Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức, bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.
    • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu người đại diện pháp luật không trực tiếp thực hiện).
    • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ.

    Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nộp hồ sơ online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng. Sau 3 đến 5 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ và chấp nhận cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay thông báo sửa đổi bổ sung.

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

    Hy vọng với những thông tin Kế Toán Đại Tín Bình Dương vừa chia sẻ sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi Doanh nghiệp dự án là gì, những thủ tục cần thực hiện khi đăng ký thành lập. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hay cần tư vấn thêm về chuẩn bị hồ sơ cũng như thủ tục mở doanh nghiệp dự án thì đừng ngần ngại liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline 0908545578 để được hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé!

    Zalo
    Hotline